Tính chất và vai trò Giai cấp tiểu tư sản

Một đám cưới nông dân trong đó có hiện diện tầng lớp tiểu tư sản

Ph. Ăng-ghen đã viết trong tác phẩm "Cách mạng và phản cách mạng ở Đức" ngày 02 tháng 10 năm 1852, tại Phần XVIII. Những người tiểu tư sản rằng người tiểu nông có khuynh hướng liên minh với người tiểu tư sản. Giai cấp những người tiểu tư sản ấy, mà nhiều lần chúng tôi đã nhấn mạnh tầm quan trọng và ảnh hưởng của nó, có thể được coi là giai cấp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa tháng Năm 1849, cho nên giai cấp tiểu tư sản luôn luôn chiếm ưu thế trong những thành phố vừa và nhỏ, đã nắm được quyền lãnh đạo phong trào. Giai cấp tiểu tư sản, vĩ đại về mặt khoe khoang, lại rất không có khả năng hành động và lẩn tránh một cách nhút nhát khi cần phải làm một cái gì nguy hiểm. Tính chất nhỏ nhen manh mún của những việc giao dịch buôn bán và những hoạt động tín dụng của nó đã ảnh hưởng sâu sắc tới tính cách riêng của nó khiến cho tính cách này mang dấu ấn của sự thiếu nghị lực và thiếu tinh thần tháo vát, vì vậy phải thấy trước rằng hoạt động chính trị của nó sẽ mang những đặc điểm ấy.

Nên trên thực tế, giai cấp tiểu tư sản đã khuyến khích cuộc khởi nghĩa bằng những lời lẽ trống rỗng và những lời huênh hoang về những điều nó quyết định làm; khi hoàn toàn trái với ý muốn của nó, cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, thì nó vội đoạt lấy chính quyền; nhưng nó chỉ sử dụng chính quyền đó để thủ tiêu những kết quả của khởi nghĩa. Ở bất cứ nơi nào mà một cuộc xung đột vũ trang đã đưa tình hình đến một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng thì bọn tiểu tư sản đều khiếp sợ tình hình nguy hiểm đối với chúng. Bị kẹt giữa hai nguy cơ, bị đe dọa tứ phía, giai cấp tiểu tư sản không biết sử dụng quyền lực của nó bằng cách nào khác hơn là cứ để mặc cho tình hình phát triển tự nhiên, sách lược, hay nói cho đúng hơn là sự hoàn toàn thiếu sách lược của giai cấp tiểu tư sản thì ở nơi nào cũng giống nhau. Thế nhưng phong trào một khi rơi vào tay giai cấp tiểu tư sản, là bị thất bại ngay từ đầu.[6]

Trong cơ cấu giai cấp-xã hội ở Việt Nam hiện nay, ngoài giai cấp công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức và các tầng lớp nhân dân lao động, còn có bộ phận tư sản, tiểu tư sản, các thế lực thù địch phản động chống phá chủ nghĩa xã hội.[7] Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, cách mạng xã hội tức là giai cấp tiến bộ lãnh đạo nhân dân đánh đổ giai cấp phản động, lật đổ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Những giai cấp ủng hộ và tham gia cách mạng xã hội tức là động lực cách mạng. Động lực này gồm có các giai cấp: công nhân, nông dân, tiểu tư sản và giai cấp tư sản dân tộc. Vì bị đế quốc và phong kiến áp bức bóc lột thậm tệ nên các giai cấp công nhân, nông dân, tiểu tư sản nhiệt liệt mong muốn đánh đổ chúng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Theo tính chất cách mạng của mỗi nước mà quyết định động lực cách mạng bao gồm những giai cấp nào. Tính chất cách mạng của ta là cách mạng dân chủ mới, cho nên động lực cách mạng gồm có những giai cấp: công nhân, nông dân, tiểu tư sản. Trong một thời kỳ và một trình độ nhất định, giai cấp tư sản dân tộc cũng là động lực cách mạng"[8] Giai cấp nông dân và tiểu tư sản khao khát độc lập, tự do, hăng hái chống đế quốc và phong kiến, nhưng không thể vạch ra con đường giải phóng đúng đắn và không thể đóng vai trò lãnh đạo cách mạng. Thất bại của các cụ Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh nói lên một sự thật lịch sử là không thể cứu nước trên lập trường phong kiến hay lập trường của giai cấp tư sản, tiểu tư sản.[9]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giai cấp tiểu tư sản https://www.oxfordreference.com/view/10.1093/oi/au... https://web.archive.org/web/20210525134649/https:/... https://web.archive.org/web/20121113025811/http://... https://web.archive.org/web/20180127164331/https:/... http://www.marxists.org/glossary/terms/p/e.htm#pet... http://www.marxists.org/archive/marx/works/1848/co... https://hochiminh.nhandan.vn/cai-tao-tu-tuong-tieu... https://www.marxists.org/vietnamese/marx-engels/18... https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/c-mac-angghen... https://tcnn.vn/news/detail/38450/Dong_luc_cach_ma...